Từng bị giáo viên nhận xét là “nên đi chăn lợn thì tốt hơn!”, Thomas Edison vẫn có thể vượt qua định kiến gay gắt để trở thành nhà phát minh lỗi lạc của nhân loại.
“Thiên tài gồm 1% cảm hứng và 99% mồ hôi nước mắt”
Cậu bé Edison vừa theo học ngôi trường tiểu học 3 tháng thì thầy giáo của cậu đã chỉ thẳng mặt và nói rằng: “Trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn!”.
Lúc đó mẹ Edison hết sức tức giận. Vốn là một giáo viên, bà đã quyết định sẽ dạy học cho con trai của mình tại nhà. Suốt 6 năm trời, qua những lời giảng từ mẹ, Edison chăm chỉ và siêng năng hơn.
Năm 10 tuổi, cậu được cha tặng cuốn sách về khoa học. Cũng chính từ đó, Thomas Edition bắt đầu hành trình thay đổi thế giới của mình. Trong suốt cuộc đời, trung bình ông làm việc và nghiên cứu khoa học khoảng 20 giờ mỗi ngày, trong suốt 84 năm. Mãi cho tới năm 75 tuổi, Thomas Edition mới chịu giảm bớt thời gian làm việc xuống còn 16 giờ mỗi ngày.
Bên cạnh đó, Thomas Edition còn nổi tiếng là một người mê sách. Trong suốt cuộc đời, ông đã đọc hơn 10.000 cuốn sách với cường độ ít nhất 3 quyển mỗi ngày. Chính nhờ những nỗ lực bền bỉ và sự siêng năng đó mà Thomas Edison đã trở thành nhà phát minh lỗi lạc nhất của nhân loại.
Những “thất bại” làm thay đổi thế giới
Trong suốt quãng thời gian làm việc của mình, Thomas Edison đã sỡ hữu được hơn 1.000 bằng sáng chế. Trong số đó, máy hát, bóng đèn điện và máy chiếu phim là ba sáng chế quan trọng làm thay đổi quá trình phát triển của con người và là bước ngoặt của lịch sử nhân loại, bao gồm cả những nghiên cứu làm tiền đề cho các phát minh quan trọng đối với khoa học sau này.
Với phát minh bóng đèn sợi đốt, Thomas Edison đã phải trải qua hơn 10.000 cuộc thí nghiệm với 9.999 lần thất bại. Tuy nhiên, những rủi ro và khó khăn ấy chưa bao giờ làm Thomas Edison gục ngã. Chính vì thế, dù sau rất nhiều lần thất bại, rốt cuộc Edison cũng khám phá ra được nguyên lý hoạt động của những chiếc bóng đèn khiến nhân loại ngã mũ thán phục.
Dẹp bỏ mọi định kiến
Nhìn lại cuộc đời Edison, hẳn nếu bạn tự đặt mình vào trường hợp đó, có lẽ đôi lúc bạn đã muốn bỏ cuộc. Bị giáo viên nhiếc mắng, bạn bè cười chê, thí nghiệm liên tục thất bại… Edison hơn rất nhiều người trong chúng ta ở chỗ ông không cảm thấy nhụt chí khi bị phán xét hay khinh bỉ mà ngược lại, ông dùng nó làm nguồn năng lượng cho riêng mình để vươn đến ngôi vị nhà sáng chế “Number 1”.
Nguồn: Internet