Cô gái gốc Việt chế tạo thành công thiết bị đọc ý nghĩ

7926

Chế tạo thành công thiết bị đọc ý nghĩ qua sóng não Emotiv Insight, Tan Le (Lê Thị Thái Tần) – cô gái gốc Việt đã khiến cả thế giới phải sửng sốt.

Tuổi thơ nghèo khó – bị ghẻ lạnh

Cùng gia đình di cư đến Úc từ khi mới 4 tuổi, tuổi thơ Tần Lê phải nếm trải sự nghèo khổ và túng thiếu của một người dân nhập cư cùng với sự ghẻ lạnh của bạn bè cùng lớp. Sự cô đơn và khốn khổ đó đã làm nảy sinh trong tâm hồn cô gái bé nhỏ một ý chí kiên cường mạnh mẽ vượt lên số phận.

Khi mới 15 Tuổi, Tần đã lãnh đạo nhiều nhóm thiện nguyện hỗ trợ người dân nhập cư, giúp họ ổn định cuộc sống. 16 tuổi, Tần đã được nhận vào Đại học Monash, rồi tốt nghiệp loại ưu ở cả hai ngành Luật và Thương mại chỉ vỏn vẹn trong 3 năm. Năm 18 tuổi, cô đạt danh hiệu “The Young Australian of the Year”, giải thưởng cho cá nhân trẻ có ảnh hưởng trong xã hội, cuộc đời của cô gái Việt này còn được dựng thành phim tư liệu ở Viện bảo tàng Úc để thế hệ trẻ noi theo. Đến tuổi 20, sự nghiệp của cô trở nên vững chắc hơn với vai trò luật sư của hãng luật hàng đầu thế giới FreeHills, vừa đảm nhận chức vụ trong chính phủ Úc và liên tục được mời tham gia những chiến ngoại giao với vai trò đại sứ.

Và 12 năm sau, cô làm thế giới phải sửng sốt khi được xem là ngôi sao khởi nghiệp sáng giá nhất tại thung lũng Sillicon, với công ty Emotiv System hứa hẹn tạo ra bước đột phá công nghệ mới của nhân loại.

Những bước tiến công nghệ đột phá

Thiết bị Emotiv Insight là một vòng đeo quanh đầu có thể giúp phân tích tín hiệu não bộ và giúp người dùng tương tác với máy tính thông qua ý nghĩ. Đây là sản phẩm của công ty Emotiv được phát triển bởi cô gái gốc Việt tên Tần Lê cùng một người bạn, một trong những công ty khởi nghiệp sáng giá tại thung lũng Silicon, Mỹ.

Tan Le và thiết bị đọc suy nghĩ Emotiv Insight khiến thế giới sửng sốt
Tan Le và thiết bị đọc suy nghĩ Emotiv Insight khiến thế giới sửng sốt

Tính đến nay, dự án Insight Emotiv đã thu về nguồn vốn tới 574.000 USD (tương đương 12,1 tỷ đồng) từ Kickstarter, trang web huy động vốn nổi tiếng thế giới. Mục tiêu của Tan Le là đạt được con số 1 triệu USD để sản phẩm có thể được sản xuất hàng loạt.

Trước đó vào năm 2010, người tiền nhiệm của Emotiv EPOC được trình làng với tính năng tương tự và gây sốt toàn cầu, thu về hơn 10 triệu đô. Tuy nhiên, lúc đó các lập trình viên ứng dụng không mấy mặn mà đến sản phẩm nên dự án không để lại dấu ấn mạnh mẽ.

Rút kinh nghiệm cho lần trở lại, Emotiv đã tạo nên một “hệ sinh thái” riêng, bao gồm kính Emotiv Insight, ứng dụng tương tác với máy tính và các ứng dụng bên thứ ba. Đặc biệt, Emotiv Insight dễ sử dụng hơn (số điểm tiếp xúc da đầu ít hơn), nhạy hơn và không yêu cầu người dùng phải bôi dung dịch dẫn điện (gel) lên da đầu.

So với Emotiv EPOC (trái), Emotiv Insight (phải) đột phá về thiết kế và dễ sử dụng hơn
So với Emotiv EPOC (trái), Emotiv Insight (phải) đột phá về thiết kế và dễ sử dụng hơn

Giới khoa học nhận định đây sẽ là đối thủ đáng gờm của Google Glass, iWatch,… vì Emotiv Insight có mức giá rẻ hơn, lại hữu ích với người khuyết tật vốn không cử động cánh tay được bình thường. Hơn hết, Insight Emotiv còn được ứng dụng vào các trò chơi thực tế ảo, mảnh đất màu mỡ bị bỏ sót của giới công nghệ.

Theo Le Tan, Emotiv Insight không chỉ là thiết bị giao tiếp giữa não và máy tính. Cô đã dành nhiều thời gian để chế tạo các bộ cảm biến và xây dựng phần mềm nhằm cung cấp thông tin phản hồi, cho phép tối ưu hóa hiệu năng nhận thức của người dùng. Thay cho việc theo dõi số bước chân (đo lượng vận động – ND) như các thiết bị đeo tay khác, Emotiv Insight giúp theo dõi sức khỏe tâm thần của người dùng.

Emotiv Insight có thể được kết nối và theo dõi thông qua ứng dụng điện thoại
Emotiv Insight có thể được kết nối và theo dõi thông qua ứng dụng điện thoại

Đầu tiên, người dùng có thể tải xuống phần mềm miễn phí trên Android/iOS để theo dõi, đánh giá hoạt động tâm thần của mình trong nhiều trạng thái khác nhau: chú ý, tập trung, quan tâm, ham thích, phấn khích, say mê, thư giãn. Từ đó, họ sẽ tìm được cách giảm thiểu căng thẳng hiệu quả.

Nguồn: Internet