Cách pha chế cocktail
Cách pha chế cocktail được chia làm 4 kiểu: shake, stir, build, blend.
Tương ứng với nó là các dụng cụ : shaker, mixing glass, glass, blender (thường kí hiệu bằng hình vẽ nhỏ trong công thức pha).
– Shake (Lắc bằng bình): dung tích 150ml (một người uống), dùng bình lắc chuyên dùng để lắc hỗn hợp với đá. Khi rót ra ly không có đá.
– Stir (Khuấy): có thể pha nhiều, cho tất cả các thành phần vào khuấy với đá, sau đó lấy đá ra, uống lạnh không đá.
– Build (Uống trực tiếp với đá): sau khi khuấy trộn các thành phần, rót vào ly uống với đá.
– Blend (Xay): đây là loại cocktail trái cây như dứa, xoài, dung tích hơn 150ml, dùng khi cần bổ sung nhiều nước và chất xơ cho cơ thể tương tự như sinh tố.
Xem chi tiết hướng dẫn pha chế rượu cocktail đơn giản với 4 phương pháp trên.
Thành phần chính của cocktail
Một ly cocktail thường được cấu tạo bởi bốn yếu tố chính: rượu nền, chất tạo mùi (rượu mùi), chất tạo mầu (nước trái cây, nước ngọt) và trang trí. Tuy nhiên cũng có những loại cocktail chỉ có 2 thành phần như whisky – Co (whisky và coca), Gin – Tonic…
Các loại cocktail phổ biến
Trong đó:
– Base (rượu nền) là yếu tố tạo nên độ mạnh của cocktail do độ cồn của nó. Người ta hay dùng rượu rum vì thích hợp với các loại trái cây và rượu vodka vì là loại rượu trung tính không màu, không mùi nên không ảnh hưởng về mầu sắc hay mùi vị của các loại thức uống khác. Các loại rượu khác cũng được sử dụng như: vodka, whiskey, gin, rum, tequila, vài loại rượu khác…
– Main flavoring (rượu mùi) gồm những nhóm như rượu mùi từ trái cây, rượu mùi nhóm hạt (rượu cà phê, cacao, hạnh nhân), rượu nhóm thảo mộc (bạc hà, thảo mộc tổng hợp) dùng để tăng mùi thơm của base, đồng thời làm cho vị của nó dễ uống hơn. Ví dụ như nước hoa quả, rượu vang, thậm chí có thể là trứng gà hoặc kem.
– Special favoring (chất tạo màu) thường là những loại nước trái cây, nước ngọt .. dùng để thêm hương vị và màu sắc cho base, ví dụ như Grenadinne, blue curacao. Lưu ý cocktail pha bằng nước trái cây tươi luôn ngon hơn nước đóng hộp.
Ly cocktail
– Tùy từng loại cocktail uống nhanh- short drink (10-20 phút) hoặc lâu – long drink ( 30 phút trở lên) hoặc một số đặc trưng khác mà dùng ly cocktail cho phù hợp.
– Thường dùng 4 loại ly cocktail chính : tumbler (lùn, chiều cao bằng đường kính), highball glass (cao, chiều cao gấp 2,3 lần đường kính), champagne glass (cốc uống champagne), classic cocktail glass (hình chữ Y).
Cách trang trí ly cocktail
Cách trang trí ly cocktail rất được chú ý trong cách pha chế, từ kiểu ly đựng cho đến các loại trái cây. Đặc biệt trong các buổi tiệc cocktail, phải chú ý đến sự hài hòa theo chủ đề chính, nếu nước có hương vị cam thì nên có một lát cam hoặc dứa thì trang trí một miếng dứa…
– Cocktail stick có 2 loại: gỗ và nhựa. Loại làm bằng gỗ thì thông dụng hơn nhưng chỉ dùng được một lần, còn loại làm bằng nhựa khi trang trí thì trông không được tự nhiên lắm nhưng tái sử dụng được. Cái này dùng để xiên những lát hoa quả trang trí thành hình cái cờ, cái nón trên cốc cocktail.
– Straw- ống hút thì thường được dùng với long drink trong highball glass
– Một cách thường dùng khi trang trí cocktail là frosting (phủ lên miệng cốc một lớp bột mỏng)
– Ngoài ra đơn giản nhất là một miếng vỏ cam, chanh khéo tạo hình một chút, một chút hoa, quả, lá bạc hà trên miệng cốc sao cho hợp với vị và tên của cocktail.
Trên thực tế có hơn mười ngàn cách pha chế cocktail khác nhau, đòi hỏi một trình độ chuyên môn nhất định. Tuy nhiên, có một số công thức pha chế cocktail tương đối đơn giản mà bạn đọc hoàn toàn có thể tự pha chế cho các bữa ăn gia đình. Thậm chí, những người sành uống có thể tự pha chế cocktail theo sở thích riêng của mình một cách tuỳ ý sao cho uống được là được. Bạn có thể dễ dàng tìm được loại cocktail hợp khẩu vị vì đây là loại đồ uống pha trộn hỗn hợp đa mùi vị chua có, mặn có, ngọt có và thậm chí cả vị chát nữa. Màu sắc cũng đa dạng, màu da cam, màu đỏ, tím lam, hay xanh như màu nước biển.
Đặc biệt lưu ý, cách pha chế cocktail cần phải tính đến sự cân bằng. Ví dụ, muốn có một loại cocktail hưng phấn thì dịch chuyển về hướng rượu nền, có nghĩa là tăng rượu nền và độ cồn. Nếu dùng cocktail trước bữa ăn thì dịch chuyển về phía nước trái cây và nên dùng chất chua nhiều để kích thích sự tiết dịch. Nếu uống sau bữa ăn có thể dùng nhiều đường hoặc chất béo để tráng miệng thì sơ đồ cân bằng sẽ di chuyển về phía rượu mùi, cocktail sẽ có độ ngọt nhiều. Tuy nhiên lúc nào cũng phải lưu ý đến hướng cân bằng của màu sắc và trang trí, dù cocktail có ngon đến đâu mà không bắt mắt thì không ai thích uống.
Để có một ly cocktail (trung bình khoảng 150ml), có thể chọn không quá 30ml rượu nền (40 độ), không quá 30ml rượu mùi (16 – 30 độ) và còn lại là chất tạo mầu.
Cocktail khi pha chế được lắc hoặc khuấy trộn để cho các chất hòa quyện lẫn nhau và làm lạnh bởi nước đá.