Bí quyết xử lý nhanh khi bị ngộ độc

11789

Khi nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần có những kỹ năng dưới đây để nhanh chóng xử lý kịp thời và hạn chế những tổn thương cho bản thân!

Cách nhận biết ngộ độc thực phẩm:

Những triệu chứng thường gặp nhất của ngộ độc thực phẩm là nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng… hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.

Nghỉ ngơi và gây nôn

bi quyet xu ly nhanh khi bi ngo doc 1

Đầu tiên, có thể pha một cốc nước muối loãng để uống. Sau đó, hãy kích thích vào cổ họng  bằng cách dùng ngón tay chặn vào lưỡi để gây nôn.

Khi gây nôn, hãy nằm nghiêng, kê cao đầu. Càng nôn nhiều càng tốt. Tuy nhiên, nếu bạn đang hỗ trợ cho người khác, hãy nhớ chỉ gây nôn khi người bệnh còn tỉnh táo vì gây nôn khi mê có thể gây sặc và tức thở.

Uống nước orezol càng nhiều càng tốt

bi quyet xu ly nhanh khi bi ngo doc 2

 

Sau khi nôn, hãy hòa một gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường để uống bù và chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể.

Tỷ lệ pha như sau: nếu là orezol, bạn hãy pha một gói với một lít nước (hoặc theo hướng dẫn in trên bao bì). Nếu là nước muối đường, bạn có thể pha 1/2 thìa cà phê muối, bốn thìa cà phê đường với một lít nước.

Nằm ngửa, đầu thấp

Sau khi uống nước, bạn hãy nằm ngửa, kê đầu thấp. Bạn nên để ý nếu bản thân hoặc người bệnh có biểu hiện nghẹt thở nên kéo lưỡi ra ngoài để tránh bị thụt lưỡi vào trong gây ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng.

Đến cơ sở y tế nếu tình trạng ngộ độc quá nặng

bi quyet xu ly nhanh khi bi ngo doc 3

Sau khi cho nôn ra và uống nước, nếu cảm thấy chưa có dấu hiệu hồi phục, hoặc cảm thấy bị ngộ độc quá nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất.

Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được tiến hành rửa ruột, quá trình này sẽ không mất quá nhiều thời gian và sẽ khiến bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.

Ăn nhẹ

bi quyet xu ly nhanh khi bi ngo doc

Sau các bước sơ cứu trên, có thể ăn một chút thức ăn mềm, dễ tiêu như súp, cháo nhưng không nên cho uống sữa. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên ăn các thức ăn khô, không chứa nhiều nước, những loại thức ăn mềm.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Để hạn chế bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên ghi nhớ những điều sau:

– Chọn thực phẩm sạch, hạn chế ăn thức ăn đường phố, không rõ nguồn gốc.

– Dùng nước sạch khi rửa thức ăn và vệ sinhh đồ nấu nướng.

– Rửa tay sạch trước sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Giữ nhà bếp sạch sẽ.

Nguồn: Internet