Phương pháp cứu người khi bị điện giật

14978

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn vừa cứu được người bị điện giật mà không gây nguy hiểm cho bản thân!

dien giat 1

Cách phòng tránh điện giật

Hãy thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị đã sử dụng trong một thời gian dài trong nhà bạn.

Giải cứu người bị điện giật

Khi có tai nạn điện xảy ra, phải nhanh chóng tách người bị giật ra khỏi nguồn điện và nhanh chóng cứu chữa. Biểu dưới đây mô tả khả năng cứu sống sau khoảng thời gian bị điện giật.

Thời gian (phút)

1

2

3

4

5

Khả năng cứu sống (%)

98

90

70

50

25

Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, bạn phải lưu ý xem đó là mạng điện cao áp hay hạ áp.

– Với điện áp cao: Cắt cầu dao trước rồi mới lại gần và tiến hành sơ cứu. Nếu người bị nạn ở trên cao khi cắt điện phải bố trí đỡ người bị nạn rơi.

dien giat 2

– Với mạng hạ áp: ngắt điện bằng cầu dao, rút phích cắm, ngắt công tác, rút cầu chì. Sau đó dùng vải khô lót tay kéo ngưòi bị nạn ra hoặc dùng sào tre khô, gậy khô gạt dây điện ra.

* Chú ý:

– Không va chạm vào các phần dẫn điện. 

– Không nắm vào người bị nạn bằng tay không.

– Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.

Nếu người bị nạn vẫn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại.

Nếu người bị nạn bị ngất: Thông thường lúc đầu tim mạch và phổi vẫn làm việc bình thường, sau đó sẽ rối loạn chức năng não dẫn đến ngừng thở, vì vậy phải tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim.

– Cách hô hấp nhân tạo:

dien giat 3

+ Nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. 

+ Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. 

– Ép tim ngoài lồng ngực:

+ Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. 

+ Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần.

Nguồn: Internet