Vào thời cực thịnh của mình, vua Triều Tiên đương thời thường xuyên tập luyện Taekkyon và các trận tỉ thí môn võ này diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên cũng chính vì thế mà nạn cá độ diễn ra tràn lan ảnh hưởng đến cuộc sống của vô số người dân. Về sau do biến động xã hội mà Taekkyon bị mai một. Nhưng vị võ sư cuối cùng của Taekkyon là song Duk-Ki vẫn cố gắng duy trì và gieo mầm đầu tiên cho sự phục hưng của môn võ này. Với những đóng góp của mình, ông được công nhận là “di sản văn hóa sống” của Hàn Quốc.
Kỹ thuật trong môn Teakkyon rất đa dạng, bao gồm cả tay và kỹ thuật chân cũng như cùng khóa, ném và tấn công bằng đầu. Thoạt nhìn, khi thi triển kỹ đòn thế, các võ sĩ phải hết sức mềm mại, nhanh nhẹn và uyển chuyển tựa như các vũ công. Tập Taekkyeon người võ sinh sẽ phải học cách kiềm chế “cái tôi” trong mình, xem thường chuyện riêng tư, biết tôn trọng đối thủ và bảo vệ sự an nguy của mọi người.
Kể từ năm 1945, Taekkyon được xem như một di sản văn hóa phi vật thể quan trọng của Hàn Quốc. Hiện nay, việc truyền bá, tạo điều kiện tập luyện và phát huy môn võ truyền thống này đều do Hiệp hội Taekkyon Hàn Quốc đóng một vai trò chủ đạo
Có mặt tại Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2016, đoàn Hàn Quốc cũng mang đến môn võ có hình thức chiến đấu khá độc đáo là Horseback Archery (Bắn cung).
Horseback Archery tập hợp những kỹ thuật trên lưng động vật (đặc biệt lạ ngựa) của người Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ… Trước đây môn võ này thường được áp dụng vào việc săn bắn, tự vệ và chiến đấu nhưng ngày nay nó chỉ còn là một môn nghệ thuật biểu diễn.
Nguồn: Vothuat.vn