Thêm loạt phát minh “không tưởng” được tạo ra bởi người Ai Cập cổ

7083

Cùng tìm hiểu về những sáng chế độc đáo, có từ thời cổ đại nhưng vẫn có tính ứng dụng rất cao ở thời điểm hiện tại của người Ai Cập – nơi được xem là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.

Cày

Các nhà khoa học không chắc chắn về nguồn gốc ra đời đầu tiên của chiếc cày, nhưng khẳng định dân Ai Cập và Sumerian chính là những người sử dụng nó đầu tiên: cách đây 4000 năm.
20151120-041501-ai-cap-5-1711_520x340

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Là một trong những nơi đặt dấu ấn cho nền văn minh nông nghiệp, người Ai Cập sử dụng lưỡi cày để xới đất. Tuy nhiên, sức người có hạn nên đất xới khá nông.

Mãi 2000 năm sau đó, họ mới bắt đầu dùng gia súc để kéo. Ban đầu, họ nối cày vào sừng nhưng do trâu bò khó thở, họ đã sáng tạo hơn bằng cách kết hợp với hệ thống dây và đai.

Chiếc cày chính là vật quan trọng nhất giúp nền văn minh nông nghiệp của Ai Cập tiến xa hơn nơi khác thời bấy giờ.

Lịch

Ai Cập cũng chính là nơi phát minh ra lịch đầu tiên. Tuy nhiên, khác với lịch hiện tại, người Ai Cập chia lịch của họ theo ba mùa chính: mùa ngập lụt, mùa phát triển và mùa thu hoạch. Tổng cộng mỗi năm có 360 ngày, chia thành bốn tháng/mùa, mỗi tháng được chia thành 30 ngày.
20151120-041512-ai-cap-4-1711_520x473

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, họ còn tạo sự khác biệt bằng cách thêm 5 ngày vào giữa mùa ngập lụt và mùa thu hoạch. Đây là ngày lễ nhằm tôn vinh các vị thần và con cái họ.

Được biết, mục đích quan trọng nhất mà người Ai Cập tạo ra lịch là nhằm tính toán và dự báo được những trận lũ lịch sử trên sông Nile, từ đó hạn chế tối đa thiệt hại nông nghiệp.

Giấy cói
20151120-041531-ai-cap-2-1711_520x390

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Giấy viết hiện đại được phát minh bởi người Trung Quốc, điều này chắc chắn ai cũng biết, nhưng chỉ ra đời từ năm 140 TCN. Trước đó, người Ai Cập đã có giấy cho riêng mình, mang tên là giấy cói (papyrus plant), theo UCLA.
20151120-041531-ai-cap-3-1711_520x346

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 Cói là loài thực vật phát triển mạnh mẽ tại bờ sông Nile và người dân nơi đây có ý tưởng kết chúng lại thành thứ để viết chữ, sau đó lưu trữ bằng cách cuộn lại.

Bên cạnh việc để sử dụng, họ còn bán cho nhiều nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, quy trình sản xuất của họ là bí mật, chưa được khám phá cho đến ngày nay.

Ngôn ngữ viết
20151120-041554-ai-cap-7-1711_520x390

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 Thời cổ đại, con người thường lưu trữ thông tin bằng ngôn ngữ tượng hình, hay còn gọi là các bức vẽ (các bức tranh trong hang động ở Pháp, Tây Ban Nha cách đây hơn 30.000 năm cho thấy điều đó). Thế nhưng, chúng bị “thất sủng” khi hệ thống chữ viết đầu tiên ra đời bởi nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
20151120-041604-ai-cap-1-1711_520x347

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 Ban đầu, chữ viết vẫn mang tính tượng hình. Nhưng do hạn chế về diễn đạt, họ đã dần trau chuốt bằng cách bổ sung các yếu tố mang tính trừu tượng, từ đó có thể viết được tên hay những câu chuyện phức tạp. Vài trăm năm sau đó, họ đã có thể dùng hệ thống bảng kí tự tương tự chữ cái Alphabet hiện nay.

Hiện tại, chúng ta vẫn có thể thấy được chữ cái thuở sơ khai mà người Ai Cập tạo nên trong các lăng tẩm.

Trang điểm mắt

20151120-041618-ai-cap-10-1711_520x344

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Những người Ai Cập đã có thể trang điểm mắt cách đây hơn 4000 năm. Theo các nhà khoa học, người Ai Cập làm như vậy để sống lâu hơn, quý phái hơn, thậm chí giúp xua đuổi quỷ dữ. Và việc trang điểm cũng không chỉ giới hạn ở phụ nữ.
20151120-041630-ai-cap-8-1711_520x416

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Các di chỉ khảo cổ cho thấy, chất được dùng trang điểm là thành phần của muội than với một khoáng chất có tên galena để tạo ra thuốc mỡ đen. Còn nếu để tạo màu xanh lá cây, có thể dùng malachite với galena là những loại khoáng chất có sẵn nơi họ ở.

Nguồn: Internet