Tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ và rất khó để đề phòng trước, nếu không biết cách chữa trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn đến tử vong.
Phòng ngừa rắn cắn
– Không đến gần nơi đống gạch vụn, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật.
– Đêm tối nên đi ủng, giày cao cổ và quần dài.
– Đội mũ rộng vành nếu đi trong rừng, khu vực nhiều cây cỏ.
– Không trêu chọc, sờ vào miệng rắn, kể cả rắn chết hay đầu rắn đã cắt rời.
– Khi bắt rắn nên dùng gậy có móc nâng rắn lên rồi nắm nhẹ thân rắn, không để miệng rắn tiếp xúc với cơ thể.
Xác định loại rắn độc và không độc
Nếu nhìn vào hương thấy 2 vết răng nanh, mỗi răng cách nhau khoảng 5mm và một số vết răng nhỏ thì là rắn độc. Còn nhìn vào vết cắn thấy 2 hàm răng với những chấm nhỏ, có hình vòng cung và không có răng nanh thì đó có thể là rắn không độc.
Cách sơ cứu
Nếu bị các loai rắn hổ như hổ mang, rắn ráo… cắn, bạn cần làm theo những bước sau:
Bước 1: Buộc carô phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi loại dây có thể như dây thun, dây chuối, dây quai nón… Nên dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.
Bước 2: Tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn.
Bước 3: Rạch nhẹ vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2 cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.
Bước 4: Hút máu tại chỗ rắn cắn để đưa bớt độc tố ra khỏi cơ thể nạn nhân. Hút đến khi thấy máu đỏ tươi chảy ra thì dừng lại.
Bước 5: Rửa lại vết cắn rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.
Nếu bị nhóm rắn lục cắn:
Bạn không cần garô, rạch rộng, hút máu, chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Trường hợp không xác định được loại rắn
Hãy ngồi yên, không cử động phần cơ thể bị cắn. Nếu có phương tiện sơ cứu, hãy rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng. Dùng dao sạch (đã khử khuẩn bằng cách hơ trên ngọn lửa) rạch một đường dài khoảng 1cm, sâu độ 3 mm tại vết răng nanh, sau đó nặn ra ít máu. Sát khuẩn vết rạch bằng cồn 70 độ hoặc thuốc tím 0,1%, nước oxy già, nước muối 9‰, rồi băng vết thương.
Nếu vết cắn đã bị hoại tử hoặc rắn đã cắn nửa giờ thì không nên rạch da mà phải chuyển nạn nhân đi bệnh viện ngay. Có thể mang theo con rắn đã cắn bệnh nhân để bác sĩ xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp. Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim.
Nguồn: Internet