Làm gì khi gặp cướp?

8087

Để ứng phó với tệ nạn cướp giật đang ngày càng phức tạp hơn, bạn cần tham khảo những lưu ý dưới đây để hạn chế nguy cơ bị cướp giật hoặc hạn chế những tổn thương cho bản thân!

  1. Đề phòng và ngăn ngừa

Giữ khoảng cách với người lạ sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng bị trộm cướp, móc túi
Giữ khoảng cách với người lạ sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng bị trộm cướp, móc túi

Hãy luôn giữ khoảng cách an toàn với người lạ từ khoảng 2 đến 3m. Điều này vừa đảm bảo cho bạn có không gian riêng vừa tránh xa được các thành phần nguy hiểm.

  1. Giảm nguy cơ bị tấn công

Hãy hạn chế đi qua những nơi hẻo lánh.
Hãy hạn chế đi qua những nơi hẻo lánh.

Tránh đi đường tắt, đi qua những nơi hẻo lánh. Nếu cần đi qua một nơi khiến bạn thấy không an tâm, hãy tìm người đi cùng. Khi thấy có ai khả nghi trong khu vực mình sinh sống, đừng ngần ngại báo cho cảnh sát biết.

  1. Cảnh giác khi đi đường

Khi đi đường, hạn chế nói chuyện điện thoại hoặc gửi tin nhắn. Hạn chế đi cùng xe với những người mà bạn không biết. Không đi theo bất kỳ người lạ nào về nhà.

Không nên sử dụng điện thoại ngoài đường.
Không nên sử dụng điện thoại ngoài đường.

 

Nếu bạn phải phản kháng hoặc đối mặt với kẻ xấu, hãy cố gắng tri hô hoặc dẫn dụ hắn đến chốn đông người để được cộng đồng ra tay giúp đỡ.

  1. Tìm hiểu những chiêu trò của bọn tội phạm

Bọn tội phạm khi ra tay thường có một số điểm chung như lợi dụng chốn đông người để chen lấn móc túi, rình rập chốn vắng vẻ để hành sự… Vì thế bạn hãy cập nhật những thông tin về cách thức mà bọn tội phạm sử dụng để tránh trở thành nạn nhân do “thiếu kiến thức”.

Biết trước chiêu trò của tội phạm sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mất mát.
Biết trước chiêu trò của tội phạm sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mất mát.
  1. Giảm căng thẳng trong tình huống xấu

Hạn chế làm tình huống xấu đi bằng cách hoảng loạn, run sợ hay cố gắng chống cự trong vô ích. Ví dụ, khi gặp cướp mà không có lối thoát thân hay ko có ai xung quanh, hãy chấp nhận đưa tiền cho chúng để bảo toàn tính mạng.

Chống cự với kẻ cướp nguy hiểm có thể dẫn đến tình huống xấu.
Chống cự với kẻ cướp nguy hiểm có thể dẫn đến tình huống xấu.

6. Kế hoãn binh

Nếu bạn thấy kẻ xấu đang tiến đến gần có nguy cơ tấn công bạn, hãy lấy một vật gì đó nặng nhất trong túi của bạn hoặc bạn nhặt được trên đường và ném về phía người ấy. Như thế, bạn sẽ có thêm thời gian để chạy xa.

Có thể dùng gạch ném nếu kẻ xấu tấn công.
Có thể dùng gạch ném nếu kẻ xấu tấn công.

7. Tấn công vào những điểm yếu

Khi phải chống chọi với đối phương, hãy chú ý tấn công vào những điểm yếu như mắt (dùng khuỷu tay hay ngón tay), mũi (dùng nắm đấm để đấm chếch lên phía trước về phần mũi), cổ họng, tai, thái dương (dùng nắm đấm). Bên cạnh đó, hạ bộ cũng là điểm yếu của những tên cướp là nam giới.

Hãy tìm cách tấn công vào điểm yếu của đối phương.
Hãy tìm cách tấn công vào điểm yếu của đối phương.

 

8. Học võ để tự bảo vệ bản thân

Nếu có thể, hãy tham gia ngay một lớp học võ tự vệ hoặc bất kỳ môn võ thuật nào sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi ra khỏi nhà!

Học võ sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn.
Học võ sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn.

Nguồn: Internet